loading

Nghịch lý: Y tế phát triển nhất thế giới nhưng người Mỹ đua nhau đi mua thuốc ngoại

Cập nhật: 3/16/2017 - Lượt xem: 2833

Trong khi thuốc được sản xuất tại Mỹ được đánh giá thuộc loại có chất lượng tốt nhất thế giới, rất nhiều người dân Mỹ lại từ chối mua thuốc của nước mình mà phải đi sang nước khác để mua thuốc hoặc đặt hàng qua mạng.

 

Tại sao lại có một nghịch lý như vậy? Trong khi người Việt Nam thi nhau đặt hàng mua thuốc Mỹ thì người Mỹ lại thích mua thuốc ngoại.

 


Theo Liên đoàn Quốc tế về các chương trình Y tế, người Mỹ phải trả tiền thuốc đắt hơn gấp 2 cho đến 6 lần so với tất cả các quốc gia khác, kể cả những nước láng giềng như Canada và Mexico. Không chỉ những loại như thuốc điều trị ung thư hay thuốc đặc chủng mới có giá đắt cắt cổ, ngay cả nhiều loại thuốc bình thường cũng có giá trên trời.

Cụ thể, một bệnh nhân điều trị bằng thuốc Gleevec (một loại thuốc điều trị ung thư) ở Mỹ phải bỏ ra 6.214 USD/tháng, trong khi cùng với loại thuốc đó, bệnh nhân ở Anh chỉ phải bỏ ra 2,697 USD – rẻ hơn một nửa. Thậm chí bệnh nhân ở Canada – nước nằm ngay sát Mỹ chỉ phải bỏ ra chưa đến 1/5 số tiền đó là có thể mua được cùng loại thuốc tương tự.

Bên cạnh đó, thuốc điều trị thông thường ở Mỹ cũng khá đắt đỏ. Thuốc điều trị huyết áp thấp Cymbalta ở Mỹ có giá 194 USD trong khi đó ở Anh có giá 46 USD và ở Hà Lan có giá 52 USD. Thuốc viêm khớp Humira ở Mỹ có giá 2.246 USD ở Mỹ trong khi ở Thụy Điển chỉ có giá 881 USD.

Chính vì vậy mới nảy sinh ra chuyện người dân Mỹ rủ nhau đi mua thuốc ngoại, nhất là tại 2 vùng biên giới Canada và Mexico. William Brooks là một trong hàng ngàn người Mỹ bước qua biên giới để sang Canada hay Mexico mua thuốc. Ông là công dân Mỹ, có công ăn việc làm và được hưởng bảo hiểm y tế tại nơi làm việc. Ông bị mắc chứng bệnh ngoài da phải dùng kem để thoa lên chỗ da mặt bị ửng đỏ.

Theo quy định chi trả của bảo hiểm, ông chỉ phải trả 14 USD cho loại thuốc ông cần dùng. Tuy nhiên, ông vẫn không mua thuốc ở Mỹ mà chấp nhận không dùng thẻ bảo hiểm và đi xa sang bên kia biên giới là thành phố Los Algodones, Mexico để mua toa thuốc này với giá chỉ có 6 USD.

Với ông là một người có bảo hiểm y tế mà còn phải làm như vậy, đối với những người thất nghiệp, không có bảo hiểm y tế hoặc người lớn tuổi chỉ sống nhờ vào trợ cấp an sinh xã hội thì tiền thuốc men là một gánh nặng đối với họ.

Hầu hết người dân Mỹ đều cảm thấy các công ty dược đang đặt mục tiêu lợi nhuận lên trước nhiệm vụ sản xuất thuốc chữa bệnh. Một khảo sát được thực hiện bởi Quỹ Kaiser Family Foundation cho biết 72% người Mỹ đều cho rằng giá thuốc ở Mỹ rất phi lý và mong muốn các công ty dược minh bạch thông tin về giá dược phẩm.

Tom Sackville – CEO của IFHP cho biết người dân Mỹ có rất ít nguồn lực để trông cậy vào: “Người tiêu dùng gần như không được bảo vệ trước giá dược phẩm”.

Giáo sư Alan Sager – giảm viên học viện Y tế Cộng đồng cho rằng, mua thuốc ngoại là giải pháp an toàn cho người dân Mỹ.

Mặc dù mua thuốc ở nước ngoài và vận chuyển qua biên giới Mỹ được coi là phạm pháp, các nhân viên hải quan vẫn thường không tịch thu thuốc của hành khách cá nhân đi qua cửa khẩu bởi họ không muốn lấy đi thuốc của người bệnh đang cần.

Nhà máy:
KCN Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội. 
Tel: +844.3584.1213/14/16 - Fax: +844.3584.0788
Email: info@saokimpharma.com



Công ty Cổ phần Dược phẩm Sao Kim, KCN Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội. Điện thoại : 0243.5841213/0243.584.1216. Email : info@saokimpharma.com.
Mã số doanh nghiệp: 2500169960. Ngày cấp: 19/11/2007 do Sở Kế hoạch Đầu tư TP Hà Nội cấp.
LÊN ĐẦU TRANG