loading

Loãng xương

Cập nhật: 3/1/2017 - Lượt xem: 2707

Loãng xương là gì?
Loãng xương là một rối loạn chuyển hóa của bộ xương làm tổn thương sức mạnh của xương đưa đến tăng nguy cơ gãy xương cho con người. Sức mạnh của xương bao gồm sự toàn vẹn cả về khối lượng của xương.
Các yếu tố nguy cơ của bệnh loãng xương
Bệnh loãng xương sẽ trở nên nặng nề hơn, sớm hơn, nhiều biến chứng hơn… nếu người bệnh có thêm một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ dưới đây:
1. Kém phát triển thể chất từ khi còn nhỏ, đặc biệt là còi xương, suy dinh dưỡng, chế độ ăn thiếu Protid, thiếu Calci hoặc tỷ lệ Calci / Phospho trong chế độ ăn không hợp lý, thiếu vitamin D hoặc cơ thể không hấp thu được vitamin D… vì vậy khối lượng khoáng chất đỉnh của xương ở tuổi trưởng thành thấp, đây được coi là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của bệnh loãng xương
2. Ít hoạt động thể lực, ít hoạt động ngoài trời (các tiền vitamin D nên ảnh hưởng tói việc hấp thu calci).
3. Sinh đẻ nhiều lần, nuôi con bằng sữa mẹ mà không ăn uống đủ chất đặc biệt là Protid cà Calci để bù đắp lại.
4. Bị các bệnh mãn tính đường tiêu hoá (dạ dầy, ruột…) làm hạn chế hấp thu calci, vitamin D, protid…
5. Có thói quen sử dụng nhiều rượu, bia, cà phê, thuốc lá… làm tăng thải calci qua đường thận và giảm hấp thu calci ở đường tiêu hóa.
6. Thiểu năng các tuyến sinh dục nam và nữ (suy buồng trứng sớm, mãn kinh sớm, cắt buồng trứng, thiểu năng tinh hoàn…).
7. Bất động quá lâu ngày do bệnh tật (chấn thương cột sống, phải bất động), do nghề nghiệp (những người du hành vũ trụ khi tàu vũ trụ đi ra ngoài không gian) vì khi bất động lâu ngày các tế bào huỷ xương tăng hoạt tính.
8. Bị các bệnh nội tiết : cường tuyến giáp, cường tuyến cận giáp, cường tuyến vỏ cường thận, tiểu đường…
9. Bị bệnh suy thận mãn hoặc phải chạy thận nhân tạo lâu ngày gây rối loạn chuyển hóa và mất calci qua đường tiết niệu.
10. Mắc các bệnh xương khớp mãn tính khác đặc biệt là Viêm khớp dạng thấp và Thoái hoá khớp
11. Phải sử dụng dài hạn một số thuốc: chống động kinh (Dihydan), thuốc chữa bệnh tiểu đường (Insulin),thuốc chống đông (Heparin) và đặc biệt là các thuốc kháng viêm nhóm Cortiosteroid (cortiosteroid một mặt ức chế trực tiếp quá trình tạo xương, mặt khác làm giảm hấp thu calci ở ruột, tăng bài xuất calci ở thận và làm tăng quá trình huỷ xương).


Triệu chứng
Đau mỏi mơ hồ ở cột sống, đau dọc các xương dài (đặc biệt xương cẳng chân), đau mỏi cơ bắp, ớn lạnh, hay bị chuột rút (vọp bẻ) các cơ…
Đau thực sự cột sống, đau lan theo khoang liên sườn, đau khi ngồi lâu, khi thay đổi tư thế. Có thể đau mãn tính hoặc cấp tính sau chấn thương (gãy xương cổ tay, gãy lún đốt sống, gãy cổ xương đùi…)
Đầy bụng chậm tiêu, nặng ngực khó thở
Gù lưng, giảm chiều cao
Tuy nhiên, loãng xương là bệnh diễn biến âm thầm, người ta thường ví bệnh giống như một tên ăn cắp thầm lặng, hằng ngày cứ lấy dần calci trong ngân hàng dự trữ xương của cơ thể con người. Khi có dấu hiệu lâm sàng, thường là lúc đã có biến chứng, cơ thể đã bị mất tới 30% khối lượng xương


Biến chứng của loãng xương

Đau kéo dài do chèn ép thần kinh
Gù vẹo cột sống, biến dạng lồng ngực…
Gãy xương cổ tay, gãy lún đốt sống, gãy cổ xương đùi
Giảm khả năng vận động, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng sống của người có tuổi.


Làm thế nào để phát hiện sớm bệnh?
1. Phát hiện các yếu tố nguy cơ gây loãng xương thứ phát (đã nêu trên)
2. Đi khám bệnh sớm, ngay khi có các dấu hiệu đau mỏi mơ hồ ở cột sống, ở hệ thống xương khớp, dọc các xương dài (đặc biệt xương cẳng chân), đau mỏi cơ bắp, vọp bẻ…

Các Bác sĩ chuyên khoa sẽ cho kiểm tra:
Chụp Xquang xương hoặc cột sống
Đo khối lượng xương (Bone Mass Density – BMD)
Làm các xét nghiệm kiểm tra
Khám và phát hiện các yếu tố nguy cơ
3. Khám bệnh và theo dõi định kỳ (tuỳ mức độ bệnh)
4. Luôn có ý thức phòng bệnh (suốt cuộc đời)
Chế độ sinh hoạt, tập luyện tăng cường hoạt động ngoài trời, tập vận động thường xuyên và phù hợp với sức khoẻ, duy trì lối sống năng động, tránh các thói quen xấu: uông nhiều bia, rượu, cafe, thuốc lá…
Chế độ ăn uống luôn luôn bảo đảm một chế độ ăn uống đầy đủ Protein và khoáng chất, đặc biệt là Calci. Vì vậy sữa và các chế phẩm từ sữa (Bơ, Phoma, Yaourt…) là thức ăn lý tưởng cho một khung xương khỏe mạnh.
Chế độ này cần được duy trì suốt cuộc đời mỗi người.
Kiểm soát tốt các bệnh lý ảnh hưởng và các yều tố nguy cơ của bệnh


Sử dụng các thuốc điều trị loãng xương
1. Kết hợp thuốc chống huỷ xương và thuốc tăng tạo xương:
- Bisphosphonate + Calci và Vitamin D
- Calcitonin + Calci và Vitamin D
- Hormon thay thế + Calci và Vitamin D
2. Kết họp các thuốc chống huỷ xương và thuốc tăng tạo xương:
- isphosphonate + Hormon thay thế + Calci & Vitamin D
- Calcitonin + Hormon thay thế + Calci & Vitamin D
- Biphosphonate + Calcitonin + Hormon thay thế + Calci & Vitamin D
Riêng rPTH, mới được FDA công nhận là thuốc kích thích sự tạo xương (11/2002) vì vậy kinh nghiệm lâm sàng về loại thuốc này chưa nhiều.
Các bác sĩ chuyên khoa sẽ cho các chỉ định điều trị, tùy thuộc vào từng cá thể, mức độ loãng xương, tình trạng sức khỏe, thói quen sinh hoạt, khả năng kinh tế… của mỗi người bệnh.


Nhà máy:
KCN Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội. 
Tel: +844.3584.1213/14/16 - Fax: +844.3584.0788
Email: info@saokimpharma.com



Công ty Cổ phần Dược phẩm Sao Kim, KCN Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội. Điện thoại : 0243.5841213/0243.584.1216. Email : info@saokimpharma.com.
Mã số doanh nghiệp: 2500169960. Ngày cấp: 19/11/2007 do Sở Kế hoạch Đầu tư TP Hà Nội cấp.
LÊN ĐẦU TRANG